Tai Nghe Và Micro Thi PTE: Cách Sử Dụng Để Đạt Điểm Cao

Posted on 30/05/2024 by Moni PTE Magic


Dù bị nhiều người đánh giá thấp nhưng tai nghe vẫn đóng góp một phần không nhỏ vào số điểm PTE của thí sinh, đặc biệt đối với bài thi Listening và Speaking.

Hãy tưởng tượng bạn tham gia thi với một đôi tai nghe và mic kém chất lượng. Bạn có thể bỏ lỡ các thông tin quan trọng trong audio hoặc không thể ghi lại bài nói một cách hoàn chỉnh.

Hàng tháng hay thậm chí là hàng năm chuẩn bị có là vô nghĩa bởi vấn đề kỹ thuật như vậy là điều không ai mong muốn. Vậy hãy theo dõi hướng dẫn dưới đây của PTE Magic để giải quyết vấn đề này!

Tóm tắt ý chính

  • Không chỉ khi làm bài thi, mà bạn cũng cần luyện tập với tai nghe và mic chất lượng cao để đánh giá năng lực của mình tốt hơn.
  • Pearson chủ yếu sử dụng các hãng tai nghe Andrea hoặc Plantronics, do đó bạn có thể cân nhắc hai thương hiệu này để so sánh chất lượng.
  • Chúng mình đã thử nghiệm nhiều phương pháp và nhận thấy có hai vị trí đặt mic đem lại chất lượng tốt nhất. Tìm hiểu thêm trong phần “Hướng Dẫn Về Vị Trí Và Sử Dụng Mic Trong Bài Thi PTE”. 

Xem thêm:

Tại sao bạn cần một chiếc tai nghe hiệu quả trong kỳ thi PTE?

PTE Headphone & Microphone Positioning

Tai nghe giống như một cầu nối giữa bạn và máy tính. Không chỉ lúc thi mà ngay cả khi luyện tập cũng cần một chiếc tai nghe và micro xịn để nâng cấp hiệu quả làm bài.

  • Nghe rõ hơn: Tai nghe chất lượng sẽ đảm bảo mang đến âm thanh mượt mà và sắc nét cho thí sinhi. Nó cho phép bạn nắm bắt tất cả thông tin, điều này đặc biệt có lợi trong các dạng câu hỏi thiên về chi tiết như Fill in the Blanks.
  • Ghi lại bài nói một cách chính xác: Điều tạo nên sự khác biệt trong phần thi Speaking là khả năng phát âm xuất sắc và sự trôi chảy. Bạn sẽ không muốn một chiếc micro kém chất lượng làm ảnh hưởng đến câu trả lời của bạn đâu. Ngay cả một lỗi nhỏ cũng có thể khiến điểm số của bạn không tốt.
  • Ngăn chặn tiếng ồn không mong muốn: Tiếng ồn xung quanh có thể khiến bạn mất tập trung vào âm thanh đang phát hoặc cản trở quá trình ghi âm. Đó là khi một chiếc tai nghe tốt phát huy tác dụng! Nó sẽ chặn các điểm nhiễu đó, để lại cho bạn một không gian yên tĩnh, nguyên vẹn để phát huy hết khả năng của mình. 
  • Làm quen với môi trường thi: Hãy chuẩn bị tinh thần đeo tai nghe tối đa 3 tiếng trong quá trình thi! Có thể lúc đầu sẽ khá mệt mỏi. Vì vậy, bạn cần phải luyện tập và làm quen với tai nghe cho tới khi có thể thoải mái với nó. Hãy coi nó như một phụ tá chứ không phải vách ngăn cản trở bạn.

Làm thế nào để chọn được tai nghe phù hợp nhất với bản thân

Thương hiệu

Mỗi trung tâm PTE có thể sẽ có những lựa chọn tai nghe khác nhau, nhưng không phải loại nào cũng mang lại hiệu quả kỳ diệu cho bạn. Pearson chủ yếu sử dụng tai nghe của Andrea hoặc Plantronics nên bạn có thể cân nhắc tới hai thương hiệu này để có chất lượng tương đương. 

Tuy nhiên, mức giá cao của chúng có thể khiến một số thí sinh lăn tăn. Nếu bạn chỉ có một ngân sách giới hoặc không đủ khả năng mua được những sản phẩm này, bạn có thể cân nhắc các lựa chọn thay thế khác. 

Tai nghe của Sennheiser hoặc Logitech có giá cả phải chăng hơn mà chất lượng cũng không chênh lệch nhiều. Chúng cũng được bán rộng rãi; bạn có thể mua ở hầu hết các cửa hàng tại địa phương.

Chất lượng và chức năng

Khi lựa chọn tai nghe, chất lượng phải là ưu tiên hàng đầu. Hãy chọn kiểu máy có công nghệ khử tiếng ồn vượt trội để tránh xao nhãng bởi tạp âm xung quanh. 

Ngoài ra, đừng quên kiểm tra chất lượng âm thanh! Hãy kiểm tra xem âm thanh có được truyền tải rõ ràng và sắc nét hay không, âm lượng có đủ để bắt được cả những âm thanh nhỏ nhất hay không,…

Đồng thời, đừng quên mic – người hùng thầm lặng của chúng ta. Hãy sử dụng micro có độ nhạy cao để có thể ghi lại toàn bộ câu trả lời của bạn, không bỏ sót ngay cả các ending sounds. 

Sự thoải mái cũng là một khía cạnh đáng cân nhắc. Nếu bạn cảm thấy khó chịu hoặc đau sau khi đeo tai nghe trong thời gian dài, tốt nhất bạn nên chuyển sang loại tai nghe khác.

Hướng dẫn về vị trí và thiết lập micro PTE

Thiết lập tai nghe không đúng cách có thể khiến bạn gặp trục trặc kỹ thuật trong quá trình trải nghiệm thu. Tuy nhiên, không có quy tắc cố định nào cho vị trí micro. 

Dù vậy, chúng tôi đã thử nghiệm với nhiều tư thế khác nhau và nhận thấy có hai tư thế mang lại kết quả tốt nhất: 

  • Song song hoặc phía trên mũi của người dùng: Tư thế này có thể hạn chế âm thanh từ hơi thở của bạn. Mặc dù một số tạp âm có thể lọt vào bản ghi của nhưng không quá đáng kể. 
  • Gần cằm hoặc dưới môi: Vị trí này thu được âm thanh rõ ràng nhất, nhưng đôi khi bạn sẽ phải kiểm tra mic kỹ lưỡng. 

Đặt mic ngay trước miệng hoặc dưới mũi là điều không nên. Nó sẽ khiến cho tạp âm lọt vào làm rối loạn câu trả lời của bạn.

Kiểm tra micro

Khi đeo tai nghe, bạn đừng vội làm bài test ngay mà không kiểm tra mic. Đầu tiên, hãy điều chỉnh headband sao cho vừa khít với đầu mà không làm bạn bị đau. 

Tiếp theo là vị trí mic. Cho dù bạn đặt nó song song/phía trên mũi hay dưới môi, khoảng cách từ mic đến miệng của bạn phải bằng hai ngón tay. 

Sau đó là kiểm tra chất lượng micro. Bạn có thể thực hiện đơn giản bằng cách thu một câu hoàn chỉnh và kiểm tra xem nó có ghi lại chính xác tất cả các âm thanh hay không. Nếu bạn nhận thấy có ít hoặc không có tiếng thở thì bạn có thể tiếp tục. 

Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào, hãy thông báo ngay cho cán bộ để giải quyết, đảm bảo rằng bạn có thể bắt đầu kỳ thi đúng giờ.

Nên chọn tai nghe bluetooth hay tai nghe dây cho kỳ thi PTE?

Việc sử dụng tai nghe bluetooth có thể rất hấp dẫn với nhiều người. Tuy nhiên, đổi lại là âm thanh sẽ bị trễ và kết nối thiếu không ổn định. Việc mất kết nối có thể dẫn đến âm thanh truyền tải không rõ ràng hoặc làm gián đoạn câu trả lời, từ đó ảnh hưởng đến điểm số của bạn. 

Sẽ không sao nếu bạn chỉ sử dụng tai nghe bluetooth để luyện tập ở nhà. Nhưng khi làm bài thi, việc đầu tư vào tai nghe có dây là rất xứng đáng. 

Dây căm sẽ giúp kết nối trở nên chắc chắn và đáng tin cậy hơn, truyền tải và ghi lại âm thanh ngay tại chỗ. Sử dụng loại tai nghe này cũng hạn chế tối đa rủi ro về vấn đề kỹ thuật, giúp bạn yên tâm hoàn thành bài thi.

Những lỗi sai phổ biến cần tránh khi sử dụng tai nghe và mic

Nói quá to hoặc quá nhỏ

Cho dù mic có tiên tiến đến đâu, nó cũng không thể ghi lại được những lời thì thầm của bạn. Hãy cố gắng tạo ra âm thanh rõ ràng, dễ nghe nhưng cũng đừng hét vào micro nhé! Đừng quên rằng những thí sinh khác đang ngồi xung quanh. Và không ai muốn giọng bạn lấn át giọng bản thân trong bản ghi của mình cả.

Nói quá nhanh hoặc dừng quá nhiều

Nhiều thí sinh cho rằng việc duy trì tốc độ nói nhanh đồng nghĩa rằng nói trôi chảy. Nhưng không phải vậy.

Nói quá nhanh, bạn có thể phạm lỗi hoặc hoặc bỏ qua một số ý quan trọng. Điều quan trọng ở đây là bạn phải giữ tốc độ ổn định mà không bị vấp quá nhiều.

Đặt micro quá gần trước miệng

Bạn nghĩ đặt mic gần miệng sẽ thu được âm thanh rõ ràng hơn? Hãy nghĩ lại đi! Đừng quên rằng cùng với lời nói thì hơi thở của bạn cũng sẽ được ghi lại, điều này đôi khi có thể làm lu mờ câu trả lời của bạn. 

Cho dù hiệu suất của bạn tốt đến đâu, bạn cũng sẽ có điểm nếu hệ thống AI không nhận ra câu trả lời của bạn.

Chạm hoặc điều chỉnh micro liên tục 

Micro rất nhạy bén nên nó có thể ghi lại ngay cả những cú chạm nhẹ nhất của bạn. Thỉnh thoảng bạn có thể điều chỉnh mic để đảm bảo việc ghi âm được duy trì tối ưu. Tuy nhiên, việc liên tục điều chỉnh micrô có thể gây phản tác dụng, khiến tiếng ồn xung quanh ảnh hưởng đến câu trả lời của bạn.

Lời cuối

Tai nghe và micro là những trợ thủ nhỏ nhưng có võ, giúp bạn vượt qua bài thi với kết quả cao nhất. Ngay cả một trục trặc nhỏ cũng có thể khiến bạn mất điểm. Vì vậy, hãy nhớ kiểm tra tai nghe thật kỹ trước khi làm bài test nhé.

green iguana
Moni PTE Magic

My name is Moni, and I am a seasoned PTE teacher with over 6 years of experience. I have helped thousands of students overcome their struggles and achieve their desired scores. My passion for teaching and dedication to my student’s success drives me to continually improve my teaching methods and provide the best possible support. Join me on this journey toward PTE success!


More from PTE Magic

Thang Điểm PTE Core: Phân Tích Chi Tiết

Thang Điểm PTE Core: Phân Tích Chi Tiết

Nắm được chi tiết thang điểm PTE Core trước khi thi là rất quan trọng. Thang điểm này cung cấp đánh giá cụ thể về năng lực ngoại ngữ của thí sinh. Nếu bạn vẫn còn khúc mắc, đừng lo. Bài viết này của PTE Magic sẽ mang đến thông tin chi tiết về thang […]

Đăng Ký Thi PTE Core: Hướng Dẫn Chi Tiết Các Bước

Đăng Ký Thi PTE Core: Hướng Dẫn Chi Tiết Các Bước

Ngày càng nhiều người di cư sang Canada để làm việc và sinh sống. Đó là lý do Pearson giới thiệu một bài kiểm tra dành riêng cho các đối tượng này là bài thi PTE Core. Bài thi này được công nhận bởi Chính phủ Canada, khiến việc nhập cư trở nên dễ dàng […]

Cấu Trúc Đề PTE Core & Điểm Cho Thường Trú Nhân Canada

Cấu Trúc Đề PTE Core & Điểm Cho Thường Trú Nhân Canada

PTE Core là bài kiểm tra bắt buộc nếu bạn muốn làm việc hay định cư tại Canada. Bài kiểm tra năng lực tiếng Anh dựa trên máy tính này sẽ đánh giá 4 kỹ năng giao tiếp hằng ngày của bạn. Bài viết này của PTE Magic sẽ giới thiệu cấu trúc đề thi […]

Mọi Thông Tin Bạn Cần Biết Về Bài Thi PTE Ở New Zealand

Mọi Thông Tin Bạn Cần Biết Về Bài Thi PTE Ở New Zealand

Sở hữu số điểm PTE cao là cách để bạn biến giấc mơ sống và học tập tại New Zealand thành hiện thực. Yêu cầu điểm số sẽ phụ thuộc vào mục đích sinh sống tại New Zealand của bạn. Bài viết này của PTE Magic sẽ giải thích sâu hơn về chủ đề này, […]

Thông Tin Cần Biết Về Điểm PTE Theo Mã Màu Mới

Thông Tin Cần Biết Về Điểm PTE Theo Mã Màu Mới

Đội ngũ Pearson PTE đã quyết định thêm phổ màu mới đối với điểm thi. Hiểu về các mã màu mới này là điều cần thiết đối với các thí sinh, chính phủ hay cơ sở đào tạo để phân biệt các bài thi PTE và xác nhận kết quả thi. Trong bài hướng dẫn […]

So Sánh PTE Core Và PTE Academic Cho Việc Định Cư Canada

So Sánh PTE Core Và PTE Academic Cho Việc Định Cư Canada

PTE Core là bài kiểm tra năng lực tiếng Anh kỹ thuật số được công nhận bởi Bộ Di Trú, Tị Nạn và Quốc Tịch Canada (IRCC). Bài thi bao gồm 4 phần: Listening (Nghe), Speaking (Nói), Reading (Đọc) và Writing (Viết). Đây cũng là bài test bắt buộc để kiểm tra trình độ tiếng […]